-
Giỏ Hàng đang trống!
Với người chơi và đam mê thủy sinh thì Rêu hại là kẻ thù số 1. từ cao thủ đến người mới chơi thủy sinh đều bị kẻ thù này tấn công.
Trong tiếng Anh rêu hại được gọi là Algaes – những vi sinh vật có khả năng quang hợp. Dân chơi thủy sinh ở VN dịch ra là “rêu hại” vì sự phiền toái của chúng. Rêu hại là 1 tác nhân lặp lại sự cân bằng cho 1 hệ sinh thái người chơi thủy sinh tạo ra.
Nguyên nhân gây bùng phát rêu hại trong hồ thủy sinh.
Đầu tiên là ánh sáng: Năm 2010 tôi mới chơi dùng đèn LED chế mua ngoài chợ thì không bị rêu sau chơi đèn mạnh để ngắm thì bùng rêu hại càng tắt đèn càng lên rêu
Nguyên nhân thứ 2 chính là hệ vi sinh chưa ổn định. Mọi người thường nghĩ bể mới Set thường thấy rêu hại bùng phát và thường nghĩ là do nền mới còn nhiều dinh dưỡng là nguyên nhân gây rêu hại, nhưng thật ra dinh dưỡng này chỉ góp 1 phần nhỏ. Tôi đã từng dùng Phân nền cũ phơi khô rồi Set lại bể mà vẫn bị rệu hại . Đa số các chất dinh dưỡng trong nước phải được vi sinh chuyển hóa rồi cây cối mới hấp thụ tốt được, và khi thiếu hệ vi sinh làm việc hiệu quả thì các chất này sẽ được rêu hại hấp thu tốt hơn.
Nguyên nhân quan trọng thứ 3 chính là tạp chất hữu cơ trong nước. Tạp chất hữu cơ này có trong nền, phân cá tép, thức ăn thừa, xác cá tép, lá cây chết phân hủy, kim loại nặng, nh3…
Vậy khi hồ mất ổn định những loại rêu hại thông dụng nào bùng phát trong bể thủy sinh
1. Tảo nâu (Diatoms)
2. Rêu chùm đen (Black Beard Algae – BBA)
3. Rêu đốm xanh (Green Spot Algae – GSA)
4. Rêu Tóc (Hair Algae)
5. Rêu nhớt xanh (Blue Green Aglae)
6. Rêu nước xanh (Green water)
7. Rêu bụi xanh (Green Dust Alage – GDA)
8. Rêu Lông Tơ (Fuzz Algae)
Cách phòng và trị rêu hại bằng Cidex
Cách pha
Bạn lấy 300 ml Cidex cho vào chai lọ 500ml , sau đó cho thêm 200 ml nước cất nữa là thành 500ml dung dịch trị rêu hại như excel.
Nếu bạn muốn pha chai 1 lít để dùng lâu hơn thì cho 600 ml Cidex vào pha với 400 ml nước cất. mình không cần dùng cái bột activator 14 đi cùng
Hướng dẫn sử dụng dung dịch vừa pha:
Với hồ, bể chưa đánh bất kỳ loại thuốc diệt và phòng rêu nào
- Phòng ngừa rêu hại: dùng 1 ml / 40 lít nước hồ, 1 tuần 3 lần , khi cho thuốc cần tắt lọc tắt Co2 khuấy đều khắp bể sau 30 phút bật lọc bật Co2. Khi thay nước thì các bạn cho vào bể 1 ml cho 40 lít nước đã thay rồi khuấy đều khắp bể.
- Trị rêu hại: các bạn dùng 1 ml cho 20 lít nước, tắt lọc, tắt co2, vẫn để đèn sáng. Dùng xi lanh xịt hút thuốc vào và xịt thẳng chỗ bị rêu hại không nên khuấy nước . Ngâm 2 đến 3 tiếng rồi bật lọc và co2, Cho vi sinh vào bể ( lần đầu đánh thuốc các lần sau không cần thêm vi sinh). Làm liên tục 5 ngày. Trong quá trình đánh thuốc không cần thay nước, Khi đã hết rêu sau 5 lần thì thay 30% nước bể rồi châm Visinh.
Với hồ, bể đã dùng thuốc diệt rêu nhưng không hết ( Xem thêm phần lưu ý )
- Phòng ngừa rêu hại: dùng 10 ml / 40 lít nước hồ, 1 tuần 3 lần , khi cho thuốc cần tắt lọc tắt Co2 khuấy đều khắp bể sau 30 phút bật lọc bật Co2. Khi thay nước thì các bạn cho vào bể 5 ml cho 40 lít nước đã thay rồi khuấy đều khắp bể.
- Trị rêu hại: các bạn dùng 10 ml cho mỗi 20 lít nước, tắt lọc, tắt co2, vẫn để đèn sáng. Dùng xi lanh xịt hút thuốc vào và xịt thẳng chỗ bị rêu hại không nên khuấy nước . Ngâm 2 đến 3 tiếng rồi bật lọc và co2, Cho vi sinh vào bể ( lần đầu đánh thuốc các lần sau không cần thêm vi sinh). Làm liên tục 5 ngày. Trong quá trình đánh thuốc không cần thay nước, Khi đã hết rêu sau 5 lần thì thay 30% nước bể rồi châm Visinh. Thường tảo nâu sẽ hết nhìn thấy rõ rệt sau 2 ngày. Tảo lam bám lá sẽ hết sau 5 ngày, rêu tóc và 1 số loại khác sẽ chết trắng rữa rần và hết hẳn sau 7 đến 10 ngày. Đèn để liên tục tối thiểu 6 tiếng/ ngày. Sau khi hết rêu ta tăng dần lên cho đủ 8-10 tiếng liên tục/ngày.
Một số Lưu ý :
- 1 số loại cây, rêu nhạy cảm khi dùng Cidex ví dụ như cây rong đuôi chó, hẹ xoắn, rêu Phụng Vĩ Đài...
- Với những bể , hồ đang bị rêu đi kèm cá và tép đang bị Bệnh thì tách riêng Cá, tép ra bể khác để trị bệnh cho cá tép, Không nên để chung cá tép bị bệnh trong quá trình diệt rêu.
Chúc các bạn thành công với đam mê Thủy sinh